CÓ PHÙ HỢP KHI EVN ĐƯỢC TỰ TĂNG ĐIỆN DƯỚI 5% MỖI QUÝ?

GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, đề xuất giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể hơn sẽ làm căn cứ để giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến giá đầu vào của ngành điện.

Đề xuất EVN được tự tăng giá điện dưới 5% mỗi quý

Bộ Công Thương vừa đề xuất phương án mới về việc sửa đổi cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính toán giá bán lẻ điện bình quân.

Trong trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng.

Trường hợp giá điện tăng từ 5 đến dưới 10%, thẩm quyền quyết định tăng giá sẽ do Bộ Công Thương quyết định. Còn với mức tăng giá bán lẻ bình quân trên 10% so với giá hiện hành và trong khung quá, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Cũng theo dự thảo lấy ý kiến, thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng, thay vì 6 tháng như hiện nay.

Trao đổi với Lao Động ngày 20.7, GS.TS Trần Đình Long – Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, hiện giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,37 đồng/kWh, áp dụng từ 4.5.2023. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Quyết định 24 áp dụng từ năm 2017 đến nay, EVN được điều chỉnh giá điện nếu giá bán lẻ bình quân tăng từ 3% do các thông số đầu vào các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý... tăng.

Do vậy, GS Trần Đình Long cho rằng, đề xuất giá bán lẻ điện bình quân sẽ có tăng, giảm với biên độ cụ thể hơn sẽ làm căn cứ để giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh kịp thời, phù hợp với diễn biến giá đầu vào của ngành điện.

Thời gian điều chỉnh là 3 tháng thay vì 6 tháng như trước là phù hợp với sự biến động liên tục của thị trường điện cạnh tranh đang được vận hành. Bởi vừa qua giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng liên tục, đặc biệt là giá than, giá khí, xăng dầu... Nếu không kịp thời cập nhật các chi phí, sẽ không đảm bảo được chi phí sản xuất, giá thành đầu vào cho ngành điện.

Để giá điện sát với thị trường

Tại hội thảo "Chính sách giá điện, thị trường điện Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp" do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 18.7, PGS. TS Bùi Xuân Hồi - Hiệu trưởng Cao đẳng Điện lực miền Bắc cho rằng, giá bán lẻ điện được xem xét điều chỉnh theo Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân. Gần nhất, điện được tăng giá 3% từ đầu tháng 5.2023, sau 4 năm kìm giữ.

Theo ông Hồi, năm 2022 nguồn điện chịu các chi phí nhiên liệu đầu vào tăng do ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ukraine, tín hiệu thị trường này đã không phản ánh trong giá bán lẻ, khi giá bán lẻ điện bình quân chỉ tăng 3% vào đầu tháng 5.2023.

Do đó, cơ quan quản lý cần tính toán và đưa giá điện theo thị trường hơn. Mặt khác, cần bổ sung thành phần về chi phí công suất. Bởi, khi có thêm nguồn điện mới như năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) tích hợp vào hệ thống, chi phí tính toán trên mỗi kWh không còn phù hợp.

"Do vậy, cần cơ chế điều chỉnh giá để mang tín hiệu thị trường, khi đó mới nghĩ tới thị trường bán lẻ cạnh tranh", ông Hồi nhận xét.

Cũng tại hội thảo này, ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh cho rằng, cần sớm hoàn thiện các khung pháp lý cho việc vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cũng như sớm ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), nhằm thúc đẩy các nhà máy điện tái tạo tham gia, tạo động lực thu hút các doanh nghiệp đầu tư và sử dụng điện sạch, phát triển bền vững.

Theo ông Sơn, cơ quan quản lý nhà nước cần đưa Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) thành một đơn vị độc lập khỏi EVN để việc vận hành thị trường điện công khai, bình đẳng giữa các bên tham gia. Việc này, theo ông, có thể kiểm soát tốt chi phí cung ứng điện thông qua quy trình chào giá cạnh tranh trên thị trường điện.

Bài viết liên quan:

TẠI SAO BẠN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ĐIỆN MẶT TRỜI SIGENERGY

GIẢI PHÁP AN TOÀN PHÒNG CHÁY NỔ 5 LỚP – THIẾT LẬP CHUẨN MỰC AN TOÀN CHO PIN LƯU TRỮ SigenStor thiết lập và sử dụng các cảm biến nhiệt độ tiên tiến Hệ thống chữa cháy nội bộ Lớp đệm cách nhiệt aerogel (chuyển thành gốm ở mức nhiệt 800°C) giữa các viên pin Van giảm áp khẩn cấp Lớp đệm chịu nhiệt độ cao như một phần của các biện pháp an toàn toàn diện. Những biện pháp bảo vệ này nâng cao mức độ an toàn của hệ thống pin lên mức chưa từng có. CÔNG NGHỆ BẢO VỆ TOÀN DIỆN HỆ THỐNG - TIÊN PHONG TRONG HỆ THỐNG AN TOÀN 4 LỐP Sigenergy dẫn đầu ngành bằng cách áp dụng bốn biện pháp bảo vệ cấp hệ thống Bảo vệ ngắt kết nối DC Bảo vệ rò rỉ DC Bảo vệ sự cố lưới điện Bảo vệ bus DC. Những biện pháp này hoạt động đồng thời bảo vệ toàn diện cho hệ thống Đảm bảo cách ly sự cố nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho cả hệ thống và con người. CHUYỂN MẠCH TỪ KHI NGẮT AC SANG LƯU TRỮ TRONG Oms – THAY THẾ VỊ TRÍ TÍNH NĂNG CỦA 1UPS Sigenergy sử dụng phần cứng tiên tiến và thuật toán điều khiển thông minh để liên tục giám sát trạng thái hệ thống điện theo thời gian thực. Điều này cho phép việc chuyển đổi chế độ từ trên lưới lên ngoài lưới nhanh nhất lĩnh vực năng lượng với thời gian chỉ 0 ms Đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định và không bị gián đoạn Khi nguồn điện lưới được phục hồi, hệ thống chuyển trở lại chế độ trên lưới mượt mà trong vòng 0 ms Mang lại một nguồn cung cấp điện thực sự ổn định và an toàn. TIÊN PHONG VỚI MÔ-ĐUN SẠC EV DC TÍCH HỢP VỚI CÔNG NGHỆ V2X SigenStor dẫn đầu ngành công nghiệp, tiên phong trong việc tích hợp một mô-đun sạc EV DC, giúp sạc trực tiếp từ dòng điện sử dụng năng lượng xanh. Ý tưởng mới mẻ này kết hợp nguồn năng lượng mặt trời, điện lưới và nguồn cung cấp năng lượng lưu trữ để vượt qua các hạn chế về nguồn cấp điện tại nhà, giảm đáng kể thời gian sạc của xe điện. Với việc sạc đầy điện trong 3 giờ, công nghệ này giúp...

DỰ QUẢNG NAM CÓ 50% TÒA NHÀ CÔNG SỞ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Ngày 2/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo tại Quảng Nam. Kế hoạch này đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, Quảng Nam phấn đấu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, giảm tổn thất điện năng trên hệ thống điện dưới 6%. Giảm bớt công...

TRANG TRẠI ĐIỆN MẶT TRỜI NỔI LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á

Indonesia hôm 9/11 khánh thành trang trại điện mặt trời nổi 100 triệu USD, một cột mốc lớn trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, tái tạo. Trang trại điện mặt trời nổi mới khánh thành mang tên Cirata, dự kiến sản xuất đủ điện cho 50.000 hộ gia đình. Công trình được xây dựng trên hồ nước rộng 200 ha ở Tây Java, cách thủ đô Jakarta khoảng 130 km. "Chúng tôi đã xây dựng được trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ ba thế giới", Tổng thống Indonesia Joko Widodo...

TẤM PIN MẶT TRỜI NỨT VỠ KÍNH CÓ SỬ DỤNG ĐƯỢC KHÔNG?

Trong quá trình vận chuyển, thi công, và sử dụng, vì một lý do nào đó mà tấm pin mặt trời bị nứt vỡ lớp kính bên trên. Vậy tấm pin bị nứt vỡ kính đó có sử dụng được nữa không? Có nên tiếp tục sử dụng tấm pin mặt trời bị vỡ kính? Việc có nên tiếp tục sử dụng các tấm pin mặt trời bị nứt vỡ hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng nứt vỡ và loại hệ thống mà bạn đang sử dụng. Đối với trường hợp các tấm pin mặt trời vẫn hoạt động bình...

CHÍNH PHỦ ' THÚC' BỘ CÔNG THƯƠNG SỚM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp, giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA). Theo phó thủ tướng, việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp là rất quan trọng và cấp bách để triển khai thực hiện hiệu quả việc đầu tư phát triển nguồn điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ đạo...

TP. HCM KIẾN NGHỊ CƠ CHẾ MUA BÁN ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP TRÊN MÁI NHÀ

TP HCM kiến nghị Thủ tướng ban hành cơ chế mua bán sản lượng không dùng hết của điện mặt trời mái nhà, nhằm khuyến khích đầu tư loại nguồn này. Thông tin nêu tại kết luận của Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan về triển khai cơ chế đặc thù cho thành phố theo Nghị quyết 98, sử dụng mái nhà là tài sản công để lắp điện mặt trời. Theo đó, lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở Công Thương, Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNHCM) kiến nghị EVN, Bộ Công Thương và Thủ tướng...

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Hệ thống Giỏ hàng